Không chỉ với lối kiến trúc độc đáo, cổ xưa mà nghề làm lồng đèn truyền thống của các nghệ nhân nơi Phố cổ Hội An đã tạo nên sức hút cho nơi này.
Những dãy nhà treo lồng đèn, trên những con đường, những con hẻm nhỏ ở Hội An là sự thu hút rất lớn đối với khách du lịch. Việc chế tạo lồng đèn với đủ màu sắc, hình dạng và kích thước của các nghệ nhân ở Hội An đã có từ nhiều thế kỉ qua. Các bước chế tạo từ việc làm khung tre, cắt lụa… đều vô cùng tinh tế. Bước vào thế giới của những nghệ nhân làm lồng đèn ở phố cổ Hội An, du khách, đặc biệt là khách nước ngoài đều thích mê.
Trên báo nước ngoài, có nhiều bài viết giới thiệu về nghề làm lồng đèn ở thành phố du lịch nổi tiếng của Việt Nam này:
Ở Hội An, nghề làm lồng đèn truyền thống cũng là một trong những nét văn hóa thu hút khách du lịch tham quan
Nghề làm lồng đèn ở Hội An bắt đầu từ nhiều thế kỉ trước và ngày một hoàn thiện theo thời gian. Có rất nhiều nghệ nhân làm lồng đèn sống rải rác ở Hội An. Một số người chuyên làm về chế tạo khung, đảm bảo tạo hình quả cầu, hình giọt nước, hình trụ… được uốn từ tre. Một nhóm khác là thợ thủ công, họa sĩ vẽ các hình, hoa văn trang trí lên vải tơ lựa để làm lồng đèn. Sau đó, các vật liệu chế tạo sẽ được gửi đến một số chủ cửa hàng bên bờ sông Thu Bồn.
Bà Nga – một người kinh doanh lồng đèn trong một ngôi nhà nhỏ nằm trong hẻm yên tĩnh của Hội An hơn một thập kỷ qua. Dựa trên các khuôn đúc sẵn và các tơ lụa đã được sơn, vẽ họa tiết, bà là người làm các công đoạn cuối cùng. Bà kết hợp tất cả các yếu tố trên thành một sản phẩm.
Có rất nhiều nghệ nhân làm lồng đèn sống rải rác ở Hội An. Bà Nga là một trong những chủ doanh nghiệp kinh doanh và sản xuất lồng đèn ở Hội An
Công việc của bà Nga là đảm bảo những tấm lụa tơ tằm được cắt và dán cẩn thận lên khung lồng đèn. Bất kì sự sai lệch nào dù là nhỏ nhất cũng có thể làm cho chiếc lồng đèn bị hỏng do đó phải cực kì tỉ mỉ và cẩn thận. Phần lớn cửa hàng của bà bán sẵn những chiếc lồng đèn đã được hoàn thiện. Tuy nhiên, nếu khách hàng có yêu cầu về thiết kế hoặc hình vẽ cũng sẽ được đáp ứng.
Bất kì sự sai lệch nào dù là nhỏ nhất cũng có thể làm cho chiếc lồng đèn bị hỏng do đó phải cực kì tỉ mỉ và cẩn thận.
Tất cả các chủ cửa hàng đều có một nhóm thợ của mình, mỗi người làm một nhiệm vụ riêng. Họ là những người có tay nghề cao, dù là việc cắt vải phức tạp, quá trình đúc khuôn dễ bị hỏng, hay việc trang trí hoa văn… đều được làm rất cầu kì, tỉ mỉ với kinh nghiệm và lòng yêu nghề. Một số nhà kinh doanh chỉ chuyên về một loại đèn lồng nhưng một số khác lại bày bán và sản xuất nhiều loại kiểu sáng, màu sắc đa dạng, phong phú.
Phần lớn cửa hàng ở đây bán sẵn những chiếc lồng đèn đã được hoàn thiện. Tuy nhiên, nếu khách hàng có yêu cầu về thiết kế hoặc hình vẽ cũng sẽ được đáp ứng.
Nghệ nhân làm nghề thủ công dù sản xuất mặt hàng nào cũng đều cần phải chậm rãi và cẩn thận. Các nghệ nhân sản xuất lồng đèn của Hội An cũng như vậy. Ngành nghề này cần sự chính xác do đó, tay nghề của nghệ nhân cũng tiến triển một cách chậm rãi. Người mới bắt đầu có thể làm xong 1 – 2 chiếc lồng đèn mỗi ngày. Với những nghệ nhân lâu năm, nhiều kinh nghiệm có thể làm tới 20 chiếc/ngày.
Nghệ nhân làm nghề thủ công dù sản xuất mặt hàng nào cũng đều cần phải chậm rãi và cẩn thận. Các nghệ nhân sản xuất lồng đèn của Hội An cũng như vậy.
Các thiết kế lụa có từ loại đơn giản, bình dân đến cao cấp. Các chủ cửa hiệu không ngừng lựa chọn các thiết kế mới nhất cho sản phẩm của mình. Có thể nói, nghề làm đèn lồng truyền thống của người dân phố cổ Hội An đã góp phần làm nên sức hút mãnh liệt của vùng đất này đối với du khách từ khắp nơi trong nước cũng như trên thế giới.
Mọi công đoạn đều rất tỉ mỉ, chi tiết
Người mới bắt đầu có thể làm xong 1 – 2 chiếc lồng đèn mỗi ngày. Với những nghệ nhân lâu năm, dày dạn kinh nghiệm có thể làm tới 20 chiếc/ngày.
Những con phố nhỏ với lồng đèn rực rỡ treo khắp nơi tạo nên điểm nhấn đáng chú ý của phố cổ Hội An
Xem thêm : Tour Hội An 1 ngày giá rẻ
Chuyến du lịch thật vui, cả gia đình chúng tôi đều yêu nơi này mất thôi.