Nếu vẫn còn đắn đo chưa biết ăn gì ở Cao Bằng hay nên mua đặc sản Cao Bằng nào về làm quà thì bạn hãy bỏ túi ngay những món ăn nổi tiếng ngon, bổ, rẻ và độc đáo trong bài viết mà Danatravel chia sẻ sau đây nhé!
1. Lạp Sườn Cao Bằng
Lạp sườn là món ăn truyền thống ở Cao Bằng, được làm từ thịt thăn, thịt vai hoặc thịt mông và phần lòng của lợn vùng cao. Vi vu đến Cao Bằng, bạn có thể thưởng thức lạp sườn ở khắp mọi nơi, từ nhà hàng sang trọng đến bữa cơm gia đình ấm cúng. Nhờ vào "tuyệt chiêu" ẩm ướp bí truyền, lạp sườn thường có vị chua chua, mằn mặn xen lẫn hương thơm rất ngậy từ gừng, quả và lá mác mật - chiên vàng hoặc nướng trên than hồng rồi ăn kèm với rau sống đều là "cực phẩm". Đây cũng là món ngon Cao Bằng được nhiều người chọn mua về làm quà tặng bạn bè, người thân sau những chuyến đi xa.
Ảnh sưu tầm
2. Thịt Lợn Chua Cao Bằng
Chỉ với nguyên liệu chín là thịt lợn, bằng sự khéo léo và óc sáng tạo, đồng bào dân tộc Mường đã chế biến được đặc sản thịt lợn chua Cao Bằng vang danh gần xa. Lợn là loài động vật được nuôi rộng rãi ở Cao Bằng, có khi được chăn thả tự do, nên thường ít mỡ, săn chắc hơn so với lợn nuôi nhốt ở đồng bằng. Thịt lợn, sau khi làm sạch và tẩm ướp gia vị vừa ăn, sẽ được lót lá ổi và ủ lên quen trong ống nứa. Sau một thời gian, bạn chỉ việc đem thịt đã lên men vừa đủ ra xào lại và ăn cùng với cơm trắng. Đảm bảo ngon-tuyệt-cú-mèo, cực kỳ "bắt vị" luôn!
Ảnh sưu tầm
3. Vịt Quay Bảy Vị
Ở Cao Bằng, vịt quay bảy vị là món ăn thường xuất hiện trong các sự kiện quan trọng như lễ Tết, cưới hỏi, đầy tháng, thôi nôi... Đây cũng được xem là "đặc sản đãi khách", thể hiện lòng nhiệt thành của gia chủ đến những người bạn phương xa. Vịt quay bảy vị có nguồn gốc từ dân tộc thiểu số Tày ở Cao Bằng, với nước ướp bảy vị "bí truyền" được tẩm ướp công phu trong từng thớ thịt. Sau khi đã thấm gia vị, người ta rưới lên thân vị một ít dấm và mật ong rồi nướng đến chín vàng trên than tre. Vịt quay bảy vị ngon nhất là khi ăn kèm với rau thơm, bún sợi, bánh tráng, xôi hoặc nộm. Thêm một ly rượu ngô cay nồng nữa lại càng trọn vẹn nghĩa tình.
Ảnh sưu tầm
4. Hạt Dẻ Trùng Khánh
Đi du lịch vùng đồi núi phía Bắc mà bỏ qua đặc sản hạt dẻ nướng thì quả thật là thiếu sót lớn. Hạt dẻ Trùng Khánh tất nhiên là được trồng ở... Trùng Khánh - một huyện nhỏ thuộc tỉnh Cao Bằng, nằm sát cạnh biên giới Trung Quốc. Đất đai Trùng Khánh vốn dĩ màu mỡ, đặc biệt phù hợp để sản sinh ra giống hạt dẻ béo bùi, to tròn và thơm nồng nàn hơn hẳn loại hạt dẻ thông thường. Để thưởng thức hạt dẻ Trùng Khánh ngon nhất, bạn hãy đến Cao Bằng vào cuối mùa thu nhé.
Ảnh sưu tầm
5. Bánh Bò Cao Bằng
Nếu có dịp tham gia chợ phiên vùng cao ở Cao Bằng, bạn hãy thưởng thức đặc sản bánh bò thơm ngon nhé. Bánh bò Cao Bằng thường được làm từ ba nguyên liệu chính là đường đen, men và gạo tẻ Đoàn Kết. Vị bánh ngọt thanh, vỏ màu vàng hơi xốp với phần ruột mềm mịn. Bánh bò được làm trong khuôn lớn rồi cắt ra thành từng miếng vừa ăn, khi đến tay người mua vẫn còn giữ được hơi nóng - ăn cực thích vào những ngày trời se lạnh.
Ảnh sưu tầm
6. Bánh Khảo
Có thể nói ký ức tuổi thơ của người Tày ở Cao Bằng thường gắn liền với miếng bánh khảo trắng phau. Bánh khảo là "món ăn ngày Tết" truyền thống ở địa phương. Vỏ bánh được làm từ bột gạo nếp và đường; nhân bánh có đậu phộng, hạt mè cùng thịt mỡ. Cắn một miếng bánh khảo rồi nhấp một ngụm trà thơm, câu chuyện gia đình đoàn tụ cứ thế mà kể hoài không hết. Đến tỉnh Cao Bằng, bạn có thể mua bánh khảo ngon ở huyện Trung Khánh, Quảng Hoà, Hạ Lang...
Ảnh sưu tầm
7. Bánh Gai
Bên cạnh bánh khảo, bánh gai cũng là món ngon Cao Bằng khiến du khách ăn một lần rồi nhớ mãi. Loại bánh này được làm từ gạo nếp thơm, gói trong lá chuối. Bánh có màu xanh đen, vị ngọt thanh và hương thơm tự nhiên từ nhân đậu xanh trộn đường. Tương truyền rằng vào đầu thế kỷ X, trong thời kỳ chống giặc Tống xâm lược, đồng bào nhân dân Cao Bằng đã gói bánh gai rồi xâu thành từng cặp đeo bên người cho các các chiến sĩ mang theo ra trận. Vậy nên bánh gai Cao Bằng còn có tên gọi Pẻng Tải - nghĩa là bánh đeo. Nếu khi xưa, người ta chỉ làm bánh gai vào dịp rằm tháng Bảy, lễ Tết hoặc cúng tổ tiên thì ngày nay, du khách có thể tìm thấy món ngon này tại hầu hết các cửa hàng đặc sản Cao Bằng.
Ảnh sưu tầm
8. Miến Dong Đen
Miến dong đen Cao Bằng nổi tiếng nhất là loại có xuất xứ từ xóm Phia Đen, xã Thành Công, huyện Nguyên Bình. Miến dong đen có thành phần chính là củ dong riềng đỏ, được sản xuất theo phương thức truyền thống, không sử dụng hoá chất và sở hữu vị thơm ngọt tự nhiên. Sợi miến mềm dai, không bị dính, có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon. Miến dong đen rất phù hợp với người ăn kiêng, người cần phục hồi sức khoẻ sau bệnh, người bị cao huyết áp, tiểu đường, mỡ trong máu...
Ảnh sưu tầm
9. Trà Giảo Cổ Lam
Giảo cổ lam là loại thảo dược sinh sống tập trung tại vùng đồi núi phía Bắc. Uống trà giảo cổ lam có thể cung cấp cho cơ thể nhiều loại vitamin và khoáng chất quý hiếm như flavonoid, saponin, kẽm, selen, manga, phốt pho, sắt... Theo nhiều ghi chép, trà giảo cổ lam còn được dùng ở hoàng cung vào thời xa xưa, với mục đích kéo dài tuổi thọ, tăng cường sức khoẻ và nhuận sắc cho hoàng thất. Tại Cao Bằng, bạn có thể mua trà giảo cổ lam dạng túi lọc, sấy khô hoặc sấy lạnh. Chắc chắn người lớn tuổi trong gia đình sẽ rất thích món quà tặng từ Cao Bằng đầy tâm ý này đấy.
Ảnh sưu tầm
10. Thạch Đen Cao Bằng
Nghe qua có vẻ lạ tai nhưng thạch đen Cao Bằng cũng giống như sương sáo - món ăn giải nhiệt quen thuộc đối với người dân miền Nam. Thạch đen làm từ loại cây cùng tên, được trồng nhiều tại huyện Thạch An. Ít ai biết rằng thạch đen vốn dĩ là món ăn bài thuốc, tính mát, vị ngọt, có công dụng ổn định huyết áp, trị cảm mạo và đau khớp.
Ảnh sưu tầm
Cao Bằng hấp dẫn khách du lịch không chỉ bởi cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp mà còn vì nét phong phú trong văn hóa ẩm thực. Nhanh chân đến Cao Bằng khám phá ngay 10 đặc sản Cao Bằng siêu đỉnh này bạn nhé! Mọi thông tin về dịch vu du lịch liên hệ ngay Danatravel để được tư vấn miễn phí bạn nha!
Chuyến du lịch thật vui, cả gia đình chúng tôi đều yêu nơi này mất thôi.